SỰ TỒN TẠI HƠN 100 TUỔI CỦA ÁO THUN POLO VÀ NHỮNG CHẤT LIỆU MAY ÁO POLO PHỔ BIẾN
Mai nhung
Th 6 18/03/2022
8 phút đọc
Nội dung bài viết
SỰ TỒN TẠI HƠN 100 TUỔI CỦA ÁO THUN POLO VÀ NHỮNG CHẤT LIỆU MAY ÁO POLO PHỔ BIẾN.
Polo là một chiếc áo phông đa năng mà chắc chắn cánh đàn ông ai cũng sở hữu nó. Chúng ta có thể bắt gặp người mặc chiếc áo polo ở bất kể nơi đâu, bởi sự tiện dụng có thể biến hóa nhiều phong cách của nó. Chiếc áo polo có thể biến chúng ta thành một người trẻ trung, thanh lịch, hiện đại, nam tính thu hút mọi ánh nhìn của người xung quanh.
Với hơn 100 năm ra đời Polo đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phong cách thời trang và xóa bỏ đi sự cách biệt giàu nghèo trong phong cách ăn mặc của xã hội.
Lịch sử hơn 100 năm tuổi của áo Polo
Nguồn gốc áo thun polo
Có rất nhiều giai thoại về nguồn gốc của chiếc áo Polo, một số ghi chép cho rằng Polo xuất thân từ môn thể thao nổi tiếng cùng tên thời bấy giờ tại các nước Ba tư. Về sau lan truyền đến Ấn Độ, Trung Quốc và thực sự phổ biến trên thế giới khi du nhập vào Anh. Lúc bấy giờ, Polo được mệnh danh là trò chơi dành cho quý tộc và áo Polo cũng vì thế mang danh của những quý ông.
Theo một câu chuyện khác về nguồn gốc áo Polo, thiết kế này bắt nguồn từ bộ môn thể thao nổi tiếng Polo của Ấn Độ từ những năm 1800. Các binh sĩ Anh đã chứng kiến trận đấu Polo của người Ấn Độ, đến năm 1862 các người lính đã mang môn thể thao đặc biệt này về quê hương của mình.
Polo đặt chân lên đất Mỹ
Năm 1896, John E. Brooks chủ tiệm may Brooks Brothers trong một lần sang Anh và chứng kiến một trận đấu Polo đã rất ấn tượng với chiếc cổ áo sơ mi được cái khuy của các cầu thủ Polo. Sau khi về nước ông đã thực hiện ý tưởng của mình bằng việc cho ra mắt thị trường loại áo này với tên gọi “Polo nguyên bản – The original polo button down”. Những chiếc sơ mi của ông nhanh chóng trở nên phổ biến và trở thành nền tảng cho việc phát triển những chiếc áo Polo hiện đại ngày nay.
Cuộc cách mạng của Rene Lacoste
Những năm đầu thế kỷ 20, những chiếc áo Polo kiểu dáng gần giống áo sơ mi xuất hiện nhiều ở các sân Tennis với nhiều kiểu dáng khác nhau để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Nhận thấy sự tiện lợi của những chiếc áo Polo và những điểm chưa phù hợp khi chơi thể thao vận động viên Tennis nổi tiếng người Pháp Jean Jené Lacoste đã quyết tâm cải tiến thành chiếc áo tay ngắn, trụ cổ có 3 nút cài, được may bằng chất liệu cotton với kỹ thuật dệt kim pique nhẹ và thoáng khí khi mặc.
Dòng áo thun polo này của Lacoste lập tức trở nên nổi tiếng và ông đã sử dụng hình ảnh con cá sấu trong biệt danh của mình “Le Crocodile” đặt lên bên trái chiếc áo do mình tạo ra.
Sau chiến thắng vang dội của giải quần vợt mỹ mở rộng liên tiếp 2 năm 1926 và 1927 chuếc áo Tennis của Lacoste được biết đến rộng rãi và trở thành mặt hàng bán rộng rãi trên toàn thế giới.
Những năm đầu 1930 Lacoste cùng với André Gillier (người sở hữu nhà máy dệt kim hàng đầu của Pháp) thành lập nên hãng La Chemise Lacoste kinh doanh các mặt hàng áo Polo với biểu tượng con cá sấu cho đến ngày nay.
Đến giai đoạn năm 1940, áo polo xuất hiện nhiều hơn trên thị trường thế giới và ngày càng được biết đến nhiều hơn, dần trở thành xu hướng thời trang được yêu thích của nhiều người.
Ralph Lauren tham gia sản xuất áo Polo
Áo thun polo trở nên phổ biến và trở thành trang phục thông dụng của nam giới.
Biểu tượng polo lần đầu tiên xuất hiện trên trang phục của phụ nữ vào năm 1971. Để làm nổi bật dòng áo này, ông đã thiết kế một chiếc áo thun polo, ra mắt nó vào năm 1972 và sử dụng nó như một hình thức tiếp thị cho dòng quần áo ngày thường ngày.
Những chiếc Polo của Ralph Lauren đã tạo nên sự đa dạng về màu sắc cũng như kiểu dáng, chất liệu làm tiền đề cho sự sáng tạo những chiếc áo polo ngày nay.
Các chất liệu thường sử dụng khi may áo Polo
Ngày nay, người ta sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau để may áo polo để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nhưng có một số loại chất liệu phổ biến nhất trong ngành may mặc hiện nay đó là cotton, polyester CVC, Tici, PE.
- Chất liệu 100% Cotton
Loại vải này được chọn để máy áo polo nhiều nhất bởi khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ co dãn cao và phù hợp trong môi trường phải hoạt động nhiều.
- Chất liệu Polyester
Là loại vải được dệt hoàn toàn bằng sợi nhân tạo, sơ dài, bề mặt vải trơn bóng không có lông, vải có độ bền rất cao, có khả năng khán nước, thoát ẩm cực kỳ tốt nên rất phù hợp sử dụng may áo polo thể thao. Tuy loại vải này khả năng thấm hút mồ hôi nhưng nó lại có giá thành rẻ nên vẫn được sử dụng nhiều trong sản xuất áo polo.
- Chất liệu CVC (vải cotton 65/35)
Đây là chất vải cotton pha, nhưng tỉ lệ pha sợi cotton cao trên 50% nên vải vẫn giữ được những đặc tính mềm mại, hút ẩm tốt. Vải cotton 65/35 hoàn toàn có thể sử dụng thay thế vải 100% để may áo thun polo.
- Chất liệu Tici
Nếu so với vải Poly thì vải tici tốt hơn hẳn bởi vì cũng có thành phần cotton bên trong. vải cotton tici cũng có độ mềm mại của vải cotton nhưng khả nặng hút ẩm kém bởi vì tỉ lệ pha ít. Tuy nhiên, vải tici có độ cứng, độ bền cao, giá thành cũng khá rẻ nên được rất nhiều nhà sản xuất và người tiêu dùng yêu thích sử dụng.
- Chất liệu PE
Cũng là loại vải được dệt hoàn toàn bằng sợi nhân tạo, nhưng sử dụng sợi sơ ngắn nên nhìn kỹ bề mặt vải có gợn lông nhỏ, sử dụng lâu dài sẽ bị đổ lông. PE cũng có ưu điểm giống như vải poly nhưng giá thành rẻ hơn vải poly một chút.