Vải Bamboo là gì? Vì sao nên chọn vải Bamboo ?
Sam
Th 5 24/03/2022
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Vải Bamboo hay còn được gọi là vải sợi tre, đang ngày càng lấy được nhiều thiện cảm của khách hàng. Với thành phần chủ yếu từ thân cây tre, vải Bamboo vô cùng thân thiện với môi trường và con người, mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Vải Bamboo đang ngày càng được tin dùng trên thị trường hiện nay.
1. Vải Bamboo là gì?
Sợi vải Bamboo được tổng hợp từ bột cellulose chiết xuất từ sợi tre cùng với một vài chất phụ gia an toàn tạo nên cấu trúc sợi vải bền vững. Vải Bamboo thừa hưởng các đặc tính tự nhiên của cây tre như tính kháng khuẩn tốt, khả năng chống tia cực tím cao và thân thiện với môi trường.
Vải Bamboo được sản xuất từ thân cây tre
2. Nguồn gốc và lịch sử của vải Bamboo
Vào năm 1981, những người thợ dệt may đã trộn sợi tre với len để tạo ra loại sợi khác và đây cũng chính là tiền thân của sợi tre thời hiện đại. Sợi tre có nguồn gốc từ châu Á nhưng dần dần đã khá phát triển ở cả châu Âu và châu Mỹ.
Đến năm 2000, trong quy trình sản xuất vải sợi tre, người ta đã sử dụng thêm những loại dung môi hiện đại có tác dụng loại bỏ vết keo tre, cùng với các chất tẩy trắng khác, để tạo ra loại vải Bamboo cao cấp được phân bố rộng rãi trên thị trường tiêu thụ của Mỹ.
Từ năm 2004 đến năm 2010, thị trường vải Bamboo được mở rộng nhanh chóng và cho tới nay đã xuất hiện trên khắp thế giới.
3. Quy trình sản xuất ra Bamboo
- Bước 1: Xử lý cơ học
Sau khi đã được nghiền nát, người ta sử dụng enzyme sinh học để phá vỡ cấu trúc tự nhiên của sợi tre. Từ đó, hỗn hợp sẽ được trải ra và kéo thành sợi thô, nhà máy tiếp tục xử lý và cho ra thành phẩm vải sợi tre hoặc vải lanh.
Ưu điểm của phương pháp này là hoàn toàn thân thiện với môi trường, cho ra sợi vải có độ bền cao hơn, tuy nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian.
- Bước 2: Xử lý hóa học
Ở quy trình này, các nhà sản xuất ngâm các mảnh tre đã nghiền trong dung dịch NaOH 15 - 20% ở nhiệt độ 20℃ trong khoảng 1 - 3 tiếng để tạo thành loại xenlulozơ kiềm. Sau đó, xenlulozơ kiềm sẽ được ép và loại bỏ NaOH rồi cho vào máy xay và để khô trong vòng 24 giờ.
Sợi tre xenlulo sẽ được ép thông qua các dầu phun rồi cho vào thùng lớn chứa H2SO4 loãng nhằm làm cứng sợi vải và tạo thành xenlulozơ, sau đó kéo thành sợi tre hoàn chỉnh.
- Bước 3: Nhuộm màu
Vải sợi tre rất nhạy cảm với axit và kiềm nên trong quá trình nhuộm vải bạn cần cân đo chất nhuộm sao cho hợp lý với vải cần nhuộm. Để hạn chế rủi ro, bạn nên sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính vì chúng có thể phản ứng với sợi tre trong môi trường kiềm nhẹ.
Quy trình sản xuất vải Bamboo
4. Ưu và nhược điểm của vải Bamboo
4.1. Ưu điểm của vải Bamboo
- Thấm hút và thoát mồ hôi tốt: Vải Bamboo có khả năng thấm hút cực tốt (gấp 3 lần so với vải cotton) nhờ hệ thống lỗ nhỏ li ti bên trong cấu trúc của sợi vải, giúp tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người sử dụng.
- Thân thiện với môi trường: Tre là loại cây sinh sống hoàn toàn tự nhiên nên quá trình trồng và khai thác không sử dụng bất kỳ hóa chất nào có hại đến môi trường sống. Các quy trình sản xuất vải sợi tre cũng khép kín nên hoàn toàn thân thiện với môi trường.
- An toàn cho da: Do được làm bằng sợi tre thiên nhiên nên vải Bamboo không chứa các hóa chất độc hại. Các sợi vải tre trơn tru và tròn hơn nên giảm thiểu tối đa lực ma sát với da. Đặc biệt, loại vải này phù hợp cho cả những làn da nhạy cảm và da trẻ em.
- Có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, khử mùi hiệu quả: Bamboo Kun là hợp chất sinh học chống vi khuẩn phát sinh có sẵn trong cây tre tự nhiên.
Vì vậy mà vải sợi tre có năng kháng khuẩn tuyệt vời, có thể tiêu diệt hơn 99,8% vi khuẩn gây hại. Đặc biệt là khả năng kháng khuẩn này vẫn được duy trì sau nhiều lần giặt.
Bên cạnh đó, vải Bamboo còn có khả năng loại bỏ mùi hôi khó chịu giúp bạn có thể tự tin để khoác lên mình những bộ đồ yêu thích mà không lo sợ có mùi cơ thể.
- Độ bền cao: Vải Bamboo được đan nhiều lớp sợi vải tre với nhau nên có độ bền cao hơn so với các loại vải khác. Hơn nữa, loại vải này sẽ không bị xù lông, xơ sợi và nhăn bề mặt vải.
- Chống lại tia UV (tia cực tím): Vải sợi tre có khả năng chống các tia UV một cách hiệu quả, giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời, ngăn chặn các bệnh về da, rất thích hợp trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam.
Vải Bamboo là lựa chọn hàng đầu cho gia đình của bạn.
4.2. Nhược điểm của vải Bamboo
- Dễ co lại sau mỗi lần giặt: Tuy không ảnh hưởng nhiều đến form quần áo nhưng vải Bamboo thường có xu hướng bị co lại sau mỗi lần giặt nên bạn cần cẩn thận trong quá trình sử dụng.
- Lâu khô: Vải Bamboo tuy thấm hút tốt và thoáng khí nhưng cũng lâu khô hơn các loại vải thông thường. Vì vậy, trong quá trình sử dụng cần chú ý giặt bằng nước lạnh, khuyến khích giặt bằng tay và phơi thường, tránh sấy khô để vải đạt hiệu quả tốt nhất.
Vì sao Overco chọn vải Bamboo ? Cách bảo quản áo sơ mi từ vải Bamboo.
5. Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải Bamboo
- Nên giặt bằng nước lạnh hoặc các chất giặt dịu nhẹ, ít clo, không dùng chất tẩy trắng để tránh bay màu.
- Khi giặt, bạn nên vò nhẹ nhàng bằng tay, tránh chà xát mạnh để luôn giữ được độ mềm mại của sản phẩm.
- Nên phơi các sản phẩm làm từ vải Bamboo ở những nơi thoáng mát, có gió tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp để vải không bị co lại và giảm tuổi thọ.
Vải Bamboo cần phơi ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Nhờ vào những đặc điểm ưu việt như trên, vải Bamboo đã chiếm được sự tin tưởng của nhiều người hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà Overco.vn chia sẻ, sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản các sản phẩm làm từ chất liệu vải sợi tre một cách tốt nhất.